Download on the
App Store
2023年1 - 10月份外商对越直接投资额同比增长54%
外资局表示,预计2023年越南实际利用外资将达180亿美元,同比增长2.4%。
2023年前10个月,外国投资商共对越南21个国民经济产业中的18个行业进行投资,其中加工制造业投资总额近188.4亿美元,占注册资本总额的近73.1%,同比增长45.8%。
房地产经营产业位居第二,投资总额达近21.4亿美元,占注册资本总额的8.6%以上,同比下降了44.8%。金融银行业、批发零售业注册资本总额分别为近15.4亿美元,增长近61.4倍和近9.07亿美元,增长6.3%,分别位列第三和第四位。
对于投资来源地,2023年前10个月,共有108个国家和地区对越南进行投资,其中新加坡以总投资资本近46.5亿美元领先,占越南吸引外资总额的超过18%,较2022年同期下降13%;韩国以近39.3亿美元排名第二,占投资总额的15.2%,同比增长0.5%。中国香港位居第三,注册投资总额近35.4亿美元,占投资总额的13.7%以上,较同期增长近2.6倍。接下来是中国内地、日本、中国台湾等。
从项目数量来看,中国新批投资项目数量领先(占比21.7%)。韩国在资金调整次数(占25.7%)和出资购买股份次数(占28.2%)排名第一。
2023年前10个月,外国投资商已对全国55个省市进行投资。10月份,广宁省在吸引投资资金方面排名第一,新增项目2个,注册资本总额近30.9亿美元,占注册资本总额近12%,同比增长41.3%。海防市以注册资本总额超过28亿美元排名第二,占全国投资总额的10.9%,是去年同期的2.14倍。排在其后的分别是河内、胡志明市和北江等省市。
新加坡、中国、日本、韩国、中国香港、中国台湾等来自亚洲的投资者和传统投资伙伴的投资额仍占最大比重,前10个月,这6个合作伙伴的投资总额占越南投资总额的81.7%。
Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong 10 tháng tăng 54% so với cùng kỳ
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+) 26/10/2023 21:06 GMT+7
Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt hơn 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ.
Trong số đó, có 2.608 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư, tăng 66,1% so với cùng kỳ với tổng vốn đăng ký đạt hơn 15,29 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét theo ngành, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 18,84 tỷ USD, chiếm gần 73,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 45,8% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 2,14 tỷ USD, chiếm hơn 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 44,8% so với cùng kỳ.
Các ngành tài chính ngân hàng, bán buôn, bán lẻ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,54 tỷ USD (gấp 61,4 lần) và gần 907 triệu USD (tăng 6,3%). Còn lại là các ngành khác.
Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 32,8%) và điều chỉnh vốn (chiếm 54,4%). Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn, mua cổ phần (chiếm 41,6%).
Xét theo đối tác đầu tư, trong 10 tháng năm 2023, đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 4,65 tỷ USD, chiếm hơn 18% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam và giảm 13% so với cùng kỳ 2022.
Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 3,93 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư và tăng 0,5% so với cùng kỳ.
Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,54 tỷ USD, chiếm hơn 13,7% tổng vốn đầu tư và gấp gần 2,6 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)...
Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 21,7%).
Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,7%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 28,2%).
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 10 tháng năm 2023.
Quảng Ninh vượt lên dẫn đầu về vốn đầu tư thu hút được với việc cấp mới thêm 2 dự án đầu tư lớn trong tháng 10, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,09 tỷ USD, chiếm gần 12% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,8 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 2,14 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang...
Nếu xét về số dự án, Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (38%), số lượt dự án điều chỉnh (25,3%) và góp vốn, mua cổ phần (66,6%).
Các nhà đầu tư đến từ châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc).
Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 81,7% tổng vốn đầu tư của cả nước trong 10 tháng./.